Get me outta here!

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

6 mẹo phòng bệnh hô hấp ở trẻ em vào mùa hè

Nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm phòng đầy đủ, rửa tay thường xuyên, cách ly vùng dịch bệnh, chăm sóc tích cực khi trẻ ốm... là những mẹo mẹ nên biết.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội, 50-80% trẻ đến bệnh viện khám vì viêm tai - mũi - họng. Song mẹ đừng quá lo lắng, để trẻ bớt ốm có thể áp dụng các biện pháp sau:

Không lạm dụng kháng sinh

Sau mỗi đợt ốm, sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên đáng kể nếu không lạm dụng kháng sinh. Đây là cơ hội quý giá để rèn luyện hệ miễn dịch, giúp bé càng lớn càng ít ốm hoặc tái bệnh nhẹ hơn.

Kháng sinh ức chế vi khuẩn, nhưng không có tác dụng với virus. Mẹ có thể phân biệt trẻ mắc bệnh hô hấp do vi khuẩn hay virus để có phương án chăm sóc hợp lý. 80% bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus và sẽ tự khỏi sau 5-10 ngày. Biểu hiện thường gặp là viêm đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, sốt, đau mỏi người, nhức mắt... Nếu do vi khuẩn, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, ăn uống kém, ho khạc đờm đục, xanh hoặc vàng.

Chăm sóc tích cực khi trẻ ốm

Cha mẹ nên chăm sóc tích cực, hạ sốt bằng chườm mát, giảm ho bằng các liệu pháp thảo dược, vệ sinh mũi - họng, tăng cường uống nước, ăn các thực phẩm dinh dưỡng… Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra trẻ nhiễm virus hay vi khuẩn, sau đó chỉ định thuốc phù hợp.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất cần thiết, sữa mẹ còn chứa hàng tỷ kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Sữa non màu vàng tiết ra trong vài ngày đầu sau sinh dồi dào kháng thể nhất. WHO khuyến cáo, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, duy trì đến khi 2 tuổi.

Tiêm vắcxin đầy đủ 

Tiêm chủng là biện pháp thiết lập hệ miễn dịch chủ động cho trẻ, giúp cơ thể tập dượt cách chống lại các bệnh nguy hiểm. Hiện có hơn 20 loại vắcxin phòng lao, sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, viêm phổi, tiêu chảy, cúm mùa… mà mẹ nên cho trẻ tiêm đầy đủ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, tắm táp hàng ngày để hạn chế mầm bệnh truyền nhiễm. Tốt nhất nên rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh, chơi với động vật… Khi đi chơi về, nên nhỏ nước muối để chăm sóc mắt, mũi.

Bổ sung chất tăng miễn dịch

Các chất tăng đề kháng cho trẻ gồm có vitamin C, chất chống oxy hóa, nhóm Beta-glucan... Chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Nhờ vậy trẻ ít ốm, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi bệnh. Mẹ có thể bổ sung các chất này qua đường ăn uống hoặc chế phẩm sinh học.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

4 bệnh hô hấp không cần thiết phải dùng kháng sinh

Trẻ cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang phần lớn khỏi sau 5-6 ngày mà không cần dùng kháng sinh.

Không ít cha mẹ tin rằng, kháng sinh là thần dược trị dứt điểm mọi bệnh tật cho trẻ. Trên thực tế, mỗi năm trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc 4-12 lần các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang). Song phần lớn chúng đều tự khỏi sau 5-6 ngày hoặc lâu hơn một vài tuần, đây là khoảng thời gian cần thiết để hệ miễn dịch của trẻ hội đủ điều kiện tiêu diệt vi trùng gây bệnh.
Mỗi năm trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc 4-12 lần bệnh viêm đường hô hấp.

Cảm cúm

Trẻ cảm cúm khi viêm nhiễm đường hô hấp trên với các biểu hiện sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm… Thủ phạm gây cảm cúm chủ yếu là virus, cha mẹ nên dành thời gian chăm sóc tích cực cho trẻ chứ không nên bắt con uống kháng sinh.

Viêm họng

Khi trẻ đau họng, ho dữ dội hoặc kéo dài, phụ huynh thường lo lắng thái quá mà tìm đến thuốc kháng sinh trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp viêm họng do virus. Kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không có hiệu lực với virus. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng nước muối, hút sạch nước mũi, hạ sốt đúng cách kết hợp chăm sóc bữa ăn, bổ sung chất tăng đề kháng giúp cải thiện miễn dịch.

Một số trường hợp viêm họng kèm sốt cao trên 38,5 độ; xuất hiện các đốm trắng trên amiđan; hắt hơi; sưng đau hạch cổ... nên nghi ngờ trẻ viêm họng do liên cầu khuẩn. Lúc này trẻ cần được khám để bác sĩ xác định đúng chủng vi khuẩn gây bệnh và chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản hay gặp ở trẻ em, nhất là bé dưới một tuổi. Những trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi, ho gà... có thể chuyển thành viêm phế quản. Trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi.

Tuy nhiên, viêm phế quản chủ yếu do virus gây nên, việc dùng kháng sinh không đem lại lợi ích điều trị. Bác sĩ thường kê thuốc giảm ho, long đờm, tiêu đờm, giãn phế quản... tùy theo mức độ bệnh. Cha mẹ cần theo dõi con sát sao, chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng thể hiện là nhiễm khuẩn.

Viêm mũi xoang dị ứng

Bệnh do cơ địa trẻ có phản ứng dị ứng khi gặp kháng nguyên hoặc thời tiết thay đổi. Trẻ thường hắt hơi, chảy mũi trong, ho, đau đầu, đau vùng xoang trán, sốt nhẹ… Các thuốc chống dị ứng sẽ có hiệu quả trong trường hợp này. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài trên một tuần, hoặc viêm xoang lặp lại nhiều lần, có thể trẻ đã nhiễm khuẩn thứ phát. Lúc này mới cần dùng kháng sinh và tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Các bệnh đường hô hấp trên phần lớn tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách như sau:

Ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ: Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng cho bé. Trẻ ốm thường khó ăn và dễ ói, nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng.

Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày.

Cho trẻ bú đủ: Nếu trẻ đã ăn dặm, nên tích cực cho trẻ uống nhiều nước hoặc chất điện giải.

Mặc ấm hoặc thoáng theo thời tiết: Khi trời lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm. Trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát, lau khô mồ hôi thường xuyên, tránh để quạt máy thổi thẳng vào trẻ. Nếu bật điều hòa, không nên để nhiệt độ quá lạnh, tránh luồng gió thổi trực tiếp lên người.

Vệ sinh nhà cửa: Dọn dẹp giường ngủ, đồ dùng cá nhân của bé. Tránh khói thuốc lá và các tác nhân có thể gây dị ứng khác như bụi, khói ô nhiễm, lông thú nuôi, phấn hoa…

Dùng thuốc giảm triệu chứng: Ví dụ như thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ; thuốc ho thảo dược giúp tiêu đờm, giảm ho…

Bổ sung chất tăng cường miễn dịch: Thời điểm trước giao mùa hoặc sau ốm, có thể bổ sung cho trẻ một đợt chất tăng cường miễn dịch. Nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, được nghiên cứu khoa học, an toàn với trẻ nhỏ.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Bí quyết bảo vệ đường hô hấp ở trẻ

Nhắc tới trẻ nhỏ, đặc biệt giai đoạn từ 6 tháng tới 4 tuổi sẽ thấy những bệnh đường hô hấp xảy ra “như cơm bữa”. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ hiệu quả?

Trẻ dễ bị bệnh đường hô hấp chỉ vì sức đề kháng kém

Viêm đường hô hấp là tình trạng các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Trong khi sức đề kháng chính là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhất ở trẻ nhỏ, thì giai đoạn này, chính là khoảng trống miễn dịch. Đây là lúc sức đề kháng của bé không tốt, khiến trẻ rất dễ mắc bệnh. Trong đó, các bệnh nhiễm khuẩn đáng lo ngại nhất (viêm họng, viêm phế quản phổi, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao phổi, sốt xuất huyết…).

ThS. BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại các tác nhân không có lợi. Trong đó, có kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai. Tuy nhiên, có một số trẻ từ khi sinh ra đã ốm yếu, hay ốm đau do sức đề kháng của mẹ cũng không tốt nên không truyền sang cho con được. Sữa non ngay từ những ngày đầu mới sinh của mẹ rất giàu kháng thể, do vậy, các mẹ nên tận dụng cho bé bú ngay từ những ngày đầu tiên. Những bé được bú mẹ sớm sẽ có sức đề kháng tốt hơn.

Tiếc là, sức đề kháng từ mẹ truyền sang con, chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng tuổi đầu tiên. Trong khi đó, sức đề kháng của bản thân bé lúc này hình thành và phải đến ngoài 4 tuổi mới hoàn thiện.  Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bị suy giảm chính là cơ hội để các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, vi rút từ môi trường ô nhiễm….xâm nhập, vì vậy mà trẻ hay bị ốm, nhất là các bệnh về đường hô hấp.

Immune Alpha – dưỡng chất vàng bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của trẻ

Để giúp trẻ không bị ốm vặt thường xuyên, nhất là trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, rất nhiều dưỡng chất được lựa chọn bổ sung, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này, phải kể tới Immune Alpha.
Immune Alpha (chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae) được  sản xuất theo công nghệ Mỹ đã được chứng minh có hiệu quả tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và làm giảm triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.

BS Lê Thị Hải chỉ rõ, hệ miễn dịch trong ruột chiếm 70 – 80 % các tế bào miễn dịch của toàn cơ thể, bao gồm các lymphô bào B và T, đại thực bào, bạch cầu đa nhân, các tương bào tiết IgA. Immune Alpha giúp kích thích tạo ra và nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch tại màng ruột. Nhờ đó, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Immune Alpha giúp làm giảm triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, làm tăng IgA trong nước bọt và giảm khả năng bị cảm lạnh, làm tăng bạch cầu đơn nhân và hoạt động của cytokines nhờ đó giảm nguy cơ lây viêm nhiễm. Immune Alpha còn có tác dụng trên chuyển hóa, chống khối u và điều biến hệ miễn dịch.

Bác sĩ Lê Thị Hải chia sẻ cách giúp trẻ thoát khỏi vòng xoáy bệnh lý bằng cách tăng cường sức đề kháng, xem full Video: https://vimeo.com/189732117

Khi Immune Alpha kết hợp cùng  Sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS sẽ giúp không chỉ tăng “sức nặng” bảo vệ sức khỏe đường hô hấp mà còn giúp trẻ giảm tất cả các bệnh ốm vặt.

Thực phẩm chức năng   Pre-VIPTEEN - Giúp nâng tầm cao và trí tuệ Việt

- Pre-VIPTEEN (Gồm hai loại là Pre Vipteen 2 & Pre Vipteen 3), với các ưu điểm vượt trội:

Chứa đa dạng các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển chiều cao như MK7, vitamin D3, Canxi, kẽm, Magie, Acid folic. Trong đó, Canxi và Kẽm dạng nano, MK7 được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống “Natto” của Nhật Bản.

- Pre Vipteen 2 được bổ sung thêm Immune Alpha, Sữa non, Fos. Mang lại 2 tác dụng, giúp:

+ Phát triển chiều cao

+ Tăng cường sức đề kháng

- Pre Vipteen 3 được bổ sung thêm DHA, EPA, Taurin, Cao Bilberry, FOS. Mang lại 3 tác dụng, giúp:

+ Phát triển chiều cao

+ Phát triển trí não

+ Bảo  vệ mắt

Cả hai loại dùng được cho trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi (tùy theo nhu cầu)

Nên sử dụng thành đợt từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao.

Có thể sử dụng hàng ngày và thường xuyên để thu được kết quả cao nhất.

Để đạt hiệu quả tối đa, cần kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.

Qui cách: Hộp 20 gói cốm

>> Xem điểm bán sản phẩm Vipteen  TẠI ĐÂY

>> Tổng đài tư vấn sức khỏe trẻ em: 19001259

>> Website: http://vipteen.com.vn

Sản phẩm của :

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINH GIA

Địa chỉ : 116 Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà nội. Liên hệ: 043.537.6763

Giấy xác nhận NDQC số: 305-1131/2015/XNQC-ATTP

Lưu ý: Sản phẩm có bổ sung vitamin K2 (MK7), nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang dùng thuốc chống đông máu

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Phòng bệnh viêm đường hô hấp

Con tôi 34 tháng, sức khỏe và cân nặng bình thường. Tuy nhiên, cháu rất dễ bị viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi chuyển mùa.

Con tôi 34 tháng, sức khỏe và cân nặng bình thường. Tuy nhiên, cháu rất dễ bị viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi chuyển mùa. Xin hỏi mỗi khi có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau họng có nên cho cháu uống kháng sinh ngay không và làm thế nào để phòng tránh?

Theo mô tả của bạn thì có thể bé đã bị viêm đường hô hấp do dị ứng. Khi thời tiết thay đổi, trẻ em rất dễ mắc bệnh. Ngoài nguyên nhân thời tiết còn do quan niệm sai lầm của bố mẹ (cho trẻ uống nhiều nước lạnh, tắm nhiều lần trong ngày để giảm nóng, nằm quạt quá lâu, để điều hòa với nhiệt độ quá thấp, thời tiết nóng lạnh thay đổi bất thường khiến bố mẹ không kịp để ý khiến con bị lạnh, hoặc cho trẻ sinh hoạt ngoài trời lâu...). Tuy nhiên, bạn chú ý, chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có viêm họng và sốt, vì vậy khi trẻ đã có sốt và đau họng, cần đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa để được điều trị. Nếu không đau họng và sốt, bạn chỉ cần cho bé uống thuốc điều trị triệu chứng ho, sổ mũi thông thường. Để phòng bệnh đường hô hấp, các bậc cha mẹ cần đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ. Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đúng và đủ, uống đủ nước, thực hiện các biện pháp vệ sinh thông thường để phòng chống bệnh như: rửa tay bằng xà phòng, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh, để ý không để trẻ bị quá nóng hay lạnh... Làm thế hy vọng con bạn sẽ thích ứng và không bị ốm khi thời tiết thất thường như hiện nay.

Xem thêm : Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Phòng ngừa, chăm sóc bệnh viêm mũi họng khi chuyển đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm mũi họng cấp.

Ở trẻ em viêm mũi họng cấp xuất hiện có thể riêng biệt, nhưng thường có kèm theo viêm VA (amidan ở vòm mũi họng), viêm amiđan, đôi khi có thêm viêm phế quản.

Thời tiết chuyển mùa: bệnh xuất hiện

Viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện.

Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).

Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.

Triệu chứng điển hình

Đầu tiên bệnh nhân ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân. Sau đó mũi bắt đầu nghẹt chảy nước trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39 – 40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có rát họng và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn thế, khi bị viêm mũi, người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập. Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.

Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amiđan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt.

Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.

Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes).

Chăm sóc điều trị

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau:

- Trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.

- Trẻ từ 2 - 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.

- Trẻ từ 6 - 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.

- Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Về điều trị, điều trị triệu chứng là chủ yếu. Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng. Trẻ em nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Phòng bệnh

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh: quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.

Những điều cần lưu ý

+ Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như: Rhinex, Otrivin,… nhất là đối vói trẻ em.

+ Khị trẻ sốt cao không nên ủ ấm quá hoặc ở trong phòng lạnh < 25 độ.

+ Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.

+ Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi vì dễ gây chảy máu mũi.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Trẻ bị viêm họng có nên dùng kháng sinh?

Theo các bác sĩ đa số các trường hợp trẻ bị viêm họng không cần dùng kháng sinh.

Theo PGS Dũng, trẻ chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh. 
“Thấy con húng hắng ho, nhiều bà mẹ ngay lập tức cho con uống kháng sinh vì sợ biến chứng viêm phổi. Điều này có đúng hay không?”, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sẽ lý giải điều này.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đa số các trường hợp trẻ bị viêm họng không cần dùng kháng sinh. Bởi viêm họng cấp là bệnh rất thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhất.

Theo PGS Dũng, nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc viêm họng cấp với biểu hiện chính là ho và sốt là nhóm bệnh rất thường gặp ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus (chiếm 70-80%). Trong đó, chủ yếu là các virus đường hô hấp; kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.

Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong các trường hợp này. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì dùng thuốc hạ sốt.

Nếu ho nhiều, cha mẹ cho con dùng các loại thuốc ho tây y hoặc đông y như mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh... dùng thuốc long đờm, dùng thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, rửa mũi khi bé chảy mũi, tắc mũi.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, việc sử dụng kháng sinh không cần thiết còn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi trẻ bị bệnh mà cần phải dùng kháng sinh sẽ rất khó chữa trị. Có trường hợp phải dùng các loại kháng sinh đắt tiền để tiêm và truyền tĩnh mạch nhưng vẫn thất bại.

PGS. Dũng cũng đưa ra một số lời khuyên về việc dùng kháng sinh cho từng trường hợp như: Những trẻ có triệu chứng nhẹ không có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như sốt cao, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng, X-quang phổi có tổn thương thì không nên uống kháng sinh.

Trường hợp trẻ bị viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cha mẹ không nên dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng như hạ sốt, ho, sổ mũi và bệnh sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày.

“Bệnh hô hấp trên ở trẻ do virus chiếm đa số nên uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Những trường hợp này dùng kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng lại kháng sinh khiến bệnh nặng thêm”, PGS Dũng nói.

Nếu trẻ có biểu hiện viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu thì cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng đến tim.

Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp thì cha mẹ nên điều trị triệu chứng. Sau 2 ngày bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng cao tại Sóc Trăng

Bác sĩ Hồng Tuấn Hòa- Phó Giám đốc bệnh viện Sản - Nhi Sóc Trăng cho biết, bệnh hô hấp đang có diễn biến tăng cao ở tỉnh này.

Theo bác sĩ Hồng Tuấn Hòa, trong tháng 1/2017, toàn tỉnh Sóc Trăng có 872 ca điều trị nội trú, trong đó bệnh về hô hấp là 758 ca (chiếm tỷ lệ gần 87%); số ca điều trị ngoại trú là 4.714 ca, trong đó bệnh về hô hấp là 2.119 ca (chiếm tỷ lệ gần 45%).

So với tháng 12/2016 thì số ca bị nhiễm bệnh hô hấp tăng cao hơn. Riêng bệnh sốt xuất huyết là 34 ca, bệnh về tay chân miệng là 22 ca. Điều đáng ghi nhận là tuy tăng về số ca bị bệnh nhưng không bùng phát thành dịch.
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Sóc Trăng.
Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng, từ đầu năm 2017 đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 128 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 17 ca so với cùng kỳ năm 2016. Địa phương có số ca bệnh tăng cao là huyện Cù Lao Dung (tăng từ 2 ca lên 25 ca) và huyện Mỹ Tú (tăng từ 18 ca lên 34 ca). Các huyện, thị xã như Ngã Năm, Châu Thành, Long Phú và Mỹ Xuyên tăng từ 1 đến 6 ca so với cùng kỳ năm 2016. Chưa có trường hợp nào bệnh nặng dẫn đến nguy cơ tử vong.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Thanh Liêm- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng, dự đoán số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục gia tăng và tăng cao vào tháng 3, tháng 4. Độ tuổi mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn chủ yếu là trẻ em từ 3-5 tuổi.

Hiện nay, các cơ sở y tế, bệnh viện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang triển khai nhiều giải pháp để chủ động điều trị, ngăn ngừa và kéo giảm số ca mắc bệnh tay chân miệng.