Get me outta here!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Các bố mẹ đã biết cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ chưa?

Vi rút là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em. Dấu hiệu bệnh viêm phổi thường gặp là trẻ bị cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì vi rút có thể lây lan tới hai cuống phổi, làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ

Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phổi. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu có các dấu hiệu viêm phổi như ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Nguyên nhân viêm phổi còn có thể do trẻ hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá và bụi bẩn. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất có nguy cơ bị viêm phổi mãn tính.

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh viêm phổi ở trẻ cũng như một số bệnh hô hấp khác, bố mẹ cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ:

- Trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 18 - 24 tháng. Trẻ phải được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

- Những người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên.

- Sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác.

- Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ bệnh viêm phổi ở trẻ nặng hơn.

- Việc tiêm chủng vắc xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.

Để tránh đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp), phụ huynh cần chú ý theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng bằng cách đếm nhịp thở và phân biệt độ lõm ở lồng ngực để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Người cao tuổi thuộc nhóm những người dễ mắc bệnh viêm phổi. Với người cao tuổi, bệnh viêm phổi sẽ khó chữa hơn so với những bệnh nhân khác. Hãy tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi ở người cao tuổi qua video về bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nhé.

Những thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi là một dạng bệnh hô hấp thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người cao tuổi. Với từng đối tượng, nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh viêm phổi là khác nhau. Cùng tham khảo những thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ em qua video sau.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Dấu hiệu và những điều cần biết về viêm phổi

Dấu hiệu của bệnh viêm phổi
Dấu hiệu của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Trong số các triệu chứng của viên phổi thì đau ngực là hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

- Sốt

- Ho

- Ớn lạnh

- Thở nhanh bất thường

- Đau ngực

- Thở khò khè

- Nôn mửa

- Đau bụng

- Giảm hoạt động

- Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)

Trong những trường hợp nặng hơn ở trẻ, môi và móng tay có thể bị xanh hoặc xám.

Phân tích từng triệu chứng theo từng nguyên nhân:
Ở trẻ nhỏ, đôi khi chỉ có một triệu chứng là nhịp thở nhanh. Khi viêm ở thùy phổi bên dưới gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp, nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau:

- Viêm phổi do virut: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virut. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, đau đầu, ho khan, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virut cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

- Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, đau ngực, khó thở, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

- Viêm phổi do Mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virut, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

- Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

- Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Những triệu chứng bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là sao?

   Lao phổi vốn rất nguy hiểm bởi bệnh có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Chỉ cần sống trong môi trường có người bị lao phổi thì bạn có thể sẽ bị lao phổi.

  Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis), vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng. Đặc biệt, hiện nay bệnh lao thường xuyên đi kèm với HIV/AIDS. Những người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém vì vậy luôn là đối tượng hàng đầu của bệnh lao. Tỉ lệ tử vong vô cùng cao và nhanh chóng.

   Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Dưới đây xin dẫn những dấu hiệu điển hình thường gặp để mọi người có thể đi khám sớm và được điều trị kịp thời.

Triệu chứng ban đầu của bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh nguy hiểm
Khạc đờm
   Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm.

   Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi
   Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

   Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.

Đau ngực, khó thở
   Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Chán ăn, mệt mỏi
   Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

   Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.