Get me outta here!

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Những người dễ mắc bệnh hô hấp khi đến mùa mưa

Thời tiết chuyển từ nắng sang mưa dễ gây bệnh cảm cúm, ho đàm, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi... cho mọi lứa tuổi.


Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Trung tâm chăm sóc Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết khi thời tiết thay đổi chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa tạo điều kiện cho vi trùng, virus sinh trưởng mạnh, dễ tấn công vào hệ hô hấp của con người.

Với kiểu thời tiết này, người khỏe mạnh cũng dễ bị cảm sốt, nhức mỏi, ho đàm... Đặc biệt ai đang bị bệnh mãn tính về hô hấp sẽ dễ bị các bệnh như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.

Bác sĩ Hạnh khuyến cáo những người dễ mắc các bệnh về hô hấp gồm:

- Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về hô hấp.

- Người lớn tuổi với hệ miễn dịch đã suy yếu, khi chuyển mùa cơ thể vừa phải thích ứng với thay đổi của thời tiết, vừa phải chống đỡ các virus và vi khuẩn nên dễ dẫn đến nhiễm bệnh.

- Phụ nữ có thai cũng có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.

- Người dân sống ở vùng ô nhiễm, khu công nghiệp, vùng núi cao, vùng ở trên cao không khí lạnh cũng là đối tượng nguy cơ cao bị các bệnh trên.

Để phòng tránh các bệnh trên, bác sĩ khuyên ngay từ giai đoạn giao mùa, mọi người cần có những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể:

- Tiêm ngừa cảm cúm một năm 2 lần. Lần thứ nhất vào tháng 3 đến 4 để phòng ngừa cảm cúm mùa mưa. Lần thứ hai từ tháng 9 đến 10 để ngừa cảm mùa lạnh.

- Tiêm ngừa viêm phổi.

- Khẩu phần ăn giàu vitamin, trái cây, các loại rau xanh, hải sản…

- Lưu ý giữ ấm để cơ thể không bị cảm lạnh. Những bệnh nhân bị viêm nặng như viêm phế quản hay phổi, cần phải đến bác sĩ khám để được chẩn đoán đúng và uống thuốc phù hợp với từng trường hợp.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Các bệnh hô hấp thường gặp.

Phổi là bô phận chính của bộ máy hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ ôxy cần thiết cho cơ thể, phổi còn giúp thải khí cacbonic- loại khí độc không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường nên khi ta hít Oxy cũng kèm theo bụi, vi khuẩn,… Dưới đây là

1. Các bệnh hô hấp thường gặp


Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…
Viêm phế quản cấp là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam, hầu như bất cứ người nào cũng đều đã một hoặc nhiều lần bị viêm phế quản cấp, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc người già, những người có bệnh mũi, xoang hoặc khuyết tật về phổi…
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cũng là một trong những nhiễm trùng hô hấp rất thường gặp, hàng năm tại Hoa Kỳ có từ 2-3 triệu bệnh nhân mắc viêm phổi nhập viện điều trị, tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, khoảng 12% các bệnh nhân nhập viện điều trị vì viêm phổi. Hầu hết các bệnh nhân viêm phổi được chữa khỏi hoàn toàn, một số bệnh nhân có thể tiến triển thành áp xe phổi, hoặc tràn mủ màng phổi, một số ít bệnh nhân có thể tiến triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong. Ngày càng có nhiều loại virus có khả năng gây nhiễm trùng đường hô hấp, với độc lực cao như virus cúm A H5N1… Viêm phổi do virus có thể lây lan nhanh thành dịch lớn như viêm phổi do virus SARS, virus cúm A H1N1…
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, do vậy, bệnh hô hấp ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng 2 – 5,7%. Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy, cứ 4 bệnh nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
 

Tình  trạng ô nhiễm môi trường làm gia tăng các bệnh hô hấp
Hen phế quản là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát. Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có thể gây tử vong ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát.
Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì hen phế quản mỗi năm. Tỷ lệ mắc hen phế quản ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và khoảng 10-12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc hen phế quản dao động từ 1,1% ở Đà Lạt cho tới cao nhất là 5,5% ở cư dân một số khu vực Hà Nội.
Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỷ lệ 5 nam/ 1 nữ), bên cạnh đó, hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật (60-80%), do vậy, thời gian từ khi được phát hiện đến khi tử vong ngắn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ dưới 15%.
Lao phổi hiện nay có tần xuất cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Lao có thể gây các tổn thương đa dạng ở đường hô hấp từ lao thanh quản xuống khí phế quản, nhu mô phổi, màng phổi. Nguy cơ các vi khuẩn lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc ngày một nhiều. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

2. Triệu chứng

Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện ho, khạc đờm, đau ngực hoặc khó thở, tùy theo từng bệnh lý cụ thể, mà các triệu chứng có thể có những biểu hiện, diễn biến khác nhau, chẳng hạn, bệnh nhân viêm phế quản cấp, viêm phổi thường có các triệu chứng diễn biến cấp tính, trong thời gian ngắn, với các triệu chứng như: sốt, ho, khạc đờm mủ… Hen phế quản thường hay gặp ở người trẻ tuổi, các biểu hiện ho, khó thở thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết, trong cơn khó thở thường nghe thấy tiếng cò cử, tuy nhiên, ngoài cơn bệnh nhân lại hoàn toàn bình thường. Các bệnh nhân giãn phế quản thường có ho, khó thở xuất hiện nhiều năm, tuy nhiên, bệnh nhân thường có ho, khạc đờm nhiều, có thể có từng đợt ho máu…
Bên cạnh các triệu chứng bệnh lý tại đường hô hấp, nhiều bệnh nhân có bệnh lý hô hấp lại có biểu hiện toàn thân như sốt, gầy sút; biểu hiện ở các cơ quan, bộ phận khác, sau đó mới được phát hiện các bệnh hô hấp, chẳng hạn bệnh nhân ung thư phổi có thể có biểu hiện ban đầu là đau xương, khớp, ngón tay sưng to, hoặc đôi khi bệnh nhân đi khám vì đau đầu, liệt nửa người…
Trên đây là Các bệnh hô hấp thường gặp. Bạn có thể căn cứ vào đây có cách phòng tránh bệnh cho mình. Đồng thời, khi có dấu hiệu của bệnh lý này, bạn nên đi khám tìm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

10 cách chữa ngạt mũi hiệu quả nhất trong mùa đông

Cùng theo dõi bài viết sau để tham khảo 10 cách chữa ngạt mũi hiệu quả nhất cho mùa hanh khô bởi đây là bệnh hô hấp thường xảy ra khi tiết trời thay đổi vào mùa hanh khô...

10 cách chữa ngạt mũi hiệu quả

1. Uống trà gừng

Các thầy lang thường sử dụng củ gừng để điều trị cảm lạnh và những triệu chứng của nó, bao gồm cả ngạt mũi và sung huyết phổi.

Cách chữa ngạt mũi hiệu quả nhất
Cách chữa ngạt mũi hiệu quả trong mùa đông bằng trà gừng như sau: cứ mỗi củ gừng tươi thì đổ 2 cốc nước vào và đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó vớt bã gừng ra, bỏ thêm đường và chút mật ong vào nước trà, cho thêm chút nước chanh càng tốt. Cứ 2 – 3 tiếng lại uống một cốc cho đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt mũi.

2. Nhỏ nước muối

Đây là cách chữa ngạt mũi hiệu quả trong mùa đông rất đơn giản, dễ làm và được nhiều người sử dụng. Bạn có thể mua lọ nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc có thể tự chế. Cách chế biến như sau: Lấy 1 muỗng muối bỏ vào một cốc nước đun sôi để nguội, hoà tan. Sau đó đổ vào ống nhỏ giọt hoặc ống xịt và nhỏ lên 2 lỗ mũi.

Có thể nhỏ nhiều lần trong một ngày. Nước muối sẽ giúp chống khuẩn, làm lãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Cách này đặc biệt an toàn ngay cả đối với trẻ mới sinh được 6 tuần tuổi.

3. Tinh dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp (bạch đàn), được bán phổ biến ở các hiệu thuốc, có khả năng chống tức ngực và làm thông lỗ mũi khi bị ngạt mũi bằng cách hít thật sâu loại dầu này. Và nhớ rằng hãy hít thở thật sâu trong lúc tắm để nhận được hiệu quả tốt nhất.

4. Ăn gia vị cay nóng

Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách chữa ngạt mũi hiệu quả, nhất là trong mùa đông. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc… sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.

5. Uống nhiều nước

Nước là thứ tốt nhất để chống sự khử nước của cơ thể. Khi vào cơ thể, nước sẽ làm loãng các nước nhầy của mũi và tăng cường khả năng phục hồi khi bị cảm cúm. Mỗi ngày bạn nên uống 8 – 10 cốc nước, đặc biệt là nước nóng càng tốt.

6. Nước chanh pha với mật ong

Cách chữa ngạt mũi trong mùa đông hiệu quả bằng nước chanh tại nhà như sau: lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

7. Chườm khăn nước nóng lên tai

Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng để chữa ngạt mũi hiệu quả và nhanh nhất trong mùa đông. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 – 15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi.

8. Xông nước muối

Lấy một bát nước nóng và bỏ 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy nước mũi nhầy ra ngoài.

9. Ăn súp thịt gà

Từ lâu, nhiều nước trên thế giới thường ăn súp gà để trị cảm cúm. Nhưng các nhà khoa học còn phát hiện chúng còn có là cách chữa ngạt mũi cực kì hiệu quả, nhất là trong mùa đông. Nếu cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.

10. Mát-xa mũi

Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.

Trên đây là 10 cách chữa ngạt mũi hiệu quả bạn có thể áp dụng để ngăn chặn tình trạng ngạt mũi kéo dài. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Những cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả và đơn giản

Khi thời tiết thay đổi hoặc vào thời điểm giao mùa bạn rất dễ bị cảm cúm. Vì thế nên người ta hay gọi bệnh cảm cúm là “bệnh thời tiết”. Vậy có cách chữa cảm cúm tại nhà nào vừa đơn giản vừa hiệu quả, giúp bạn đối phó với nó mỗi khi thời tiết trở trời không.

Căn bệnh này là căn bệnh thường gặp nhất khi giao mùa. Tuy không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người nhưng nó lại gây cho người bệnh cảm giác khó chịu. Triệu chứng cảm cúm thường gặp là đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi và mệt mỏi. 

Khi bị cảm bạn thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc để chữa bệnh. Có rất nhiều cách để chữa cảm cúm tại nhà mà bạn không cần dùng thuốc. Bằng những mẹo sau đây, những cơn cảm cúm của bạn sẽ được chấm dứt nhanh chóng.

Những cách chữa cảm cúm tại nhà đơn giản

Súc miệng bằng nước muối


Chữa cảm cúm tại nhà bằng cách xúc miệng nước muối 
Súc miệng bằng nước muối không chỉ làm sạch răng miệng, giúp hơi thở thơm mát mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng, điều trị viêm họng.

Cách chữa cảm cúm tại nhà này rất đơn giản, hàng ngày bạn chỉ cần pha 1 cốc nước muối đặc (2 thìa muối/1 cốc) sau đó súc miệng nhiều lần trong ngày, tuy nhiên không nên súc miệng trong nhà bếp để tránh gây nhiễm khuẩn cho các thực phẩm khác.

Cung cấp thêm vitamin C

Vitamin C cũng là ”liều thuốc” chữa cảm cúm tại nhà rất hiệu quả. Đặc biệt khi hệ miễn dịch đang suy yếu thì việc bổ sung thêm nhiều vitamin C là điều cần thiết.
Khi bị cảm cúm, có thể cơ thể sẽ không muốn ăn thức ăn gì, vì vậy nếu không ăn được cam, chanh, bưởi,… bạn nên mua viên uống vitamin C để đẩy lùi căn bệnh thường gặp này.

Nghỉ ngơi thật nhiều

Để chữa cảm cúm tại nhà nhanh và hiệu quả nhất đó là giấc ngủ. Nếu bị chứng cảm cúm tìm đến, hãy dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, điều hòa lại các cơ quan. Dành cho mình chút thời gian nghỉ không chỉ để đánh bay cơn cảm cúm, nó còn giúp bạn lấy lại tinh thần để tiếp tục công việc.

Xông hơi

Xông hơi cũng là cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Do virus không thể hoạt động trong môi trường ẩm nên việc xông hơi tại nhà cũng sẽ giúp bạn đẩy lùi được những chứng hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi. Không những vậy xông hơi còn có tác dụng điều hòa khí huyết giúp cơ thể thư giãn rất hiệu quả.

Rửa tay sạch với xà phòng

Khi bị cảm cúm, chức năng của hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Chú ý rửa sạch tay trước và sau khi ăn kể cả lúc không bị cúm nhé!

Uống thật nhiều nước

Uống nhiều nước


Mỗi khi bị cảm cúm bạn nên uống thật nhiều nước (nước hoa quả, nước canh, súp hay nước lọc), điều này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn do cảm cúm. Tuy nhiên nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể, cho dù bị cúm hay không thì bạn vẫn nên bổ sung đủ 2l nước/ngày để đảm bảo sức khỏe.

Nếu bị cảm cúm nên ăn tỏi tươi

Tỏi có tính ôn, có tác dụng giải độc, tiêu đờm, sát trùng rất tốt. Đây cũng là cách chữa cảm cúm tại nhà cực hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Khi bị cúm, hãy ăn nhánh tỏi tươi hoặc thêm vào món ăn khi chế biến đều được (tuy nhiên ăn sống sẽ tốt hơn).

Tác dụng của tỏi tươi để chữa cảm cúm

Trên đây là những cách chữa cảm cúm tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả cho các bạn tham khảo. Hy vọng với những cách chữa cảm cúm đơn giản trên đây, các bạn không còn phải lo về căn bệnh thời tiết này nữa. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Những loại thuốc điều trị hen phế quản tại nhà

Hen phế quản có thể do dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vũ, thực phẩm) hoặc không do dị ứng (nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, gắng sức, dùng thuốc chống viêm không steroid) ở người hen do dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên, rất nhiều chất trung gian hóa học được giải phóng từ dưỡng bào, gây nhiều tác dụng ở phế quản và các nơi khác trong cơ thể.

Thuốc điều trị hen phế quản

Nhóm thuốc cắt cơn hen suyễn

Tác dụng

Giảm co thắt phế quản, hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục, đồng thời giúp ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay trước khi tiếp xúc với dị nguyên đã biết trước nhưng không tránh khỏi.

Phân loại

Thuốc cắt cơn chia làm 2 loại: thuốc cắt cơn tác dụng ngắn và thuốc cắt cơn tác dụng lâu dài.

- thuốc điều trị hen phế quản này tác dụng ngắn là salbutamol, fenoterol, terbutalin (bricanyl) tác dụng nhanh và thời gian tác dụng trong khoảng từ 4 – 6 giờ.

- thuốc tác dụng kéo dài như salmeterol, formoterol có thời gian tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ. Hoặc sử dụng thuốc chứa corticosteroid dùng đường toàn thân. Loại này được sử dụng để điều trị những cơn hen suyễn cấp mức độ trung bình đến nặng. Các thuốc này cũng giúp làm giảm nguy cơ lên cơn hen trở lại.

Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau: viên uống, tiêm, bột hít hay xịt khí dung. Để dứt cơn hen nhanh nhất bệnh nhân nên sử dụng thuốc cắt cơn dưới dạng xịt khí dung. Người bệnh hen suyễn lưu ý nên có sẵn thuốc xịt cắt cơn bên cạnh để nhanh chóng sử dụng khi thấy triệu chứng hen phế quản xuất hiện.

Nhóm thuốc dự phòng hen suyễn

Tác dụng

Thuốc dự phòng hen suyễn có tác dụng phòng ngừa các triệu chứng hen suyễn. Bệnh nhân dùng đầy đủ và đều đặn thuốc dự phòng sẽ giảm sự co thắt phế quản, đồng thời làm giảm viêm đường dẫn khí, hiện được coi là thuốc đặc trị hen suyễn. Do đó, thuốc dự phòng hen phế quản nên được dùng lâu dài, thậm chí là suốt đời.

Phân loại

- Thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài (các thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài)

- Thuốc corticosteroid: giúp cải thiện chức năng phổi, dự phòng các triệu chứng hen suyễn, giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí, và giảm việc sử dụng các thuốc cắt cơn.

Thuốc thường được sử dụng

- Tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng thuốc điều trị hen phế quản hít corticosteroid chứa hoạt chất: Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone.

- Thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài có những hoạt chất: Salmeterol, Formoterol.